• Hỏi đáp
  • Đăng nhập
webthietkegiare.com webthietkegiare.com webthietkegiare.com webthietkegiare.com
TIÊU ĐIỂM

Cách bày mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp

Tết đang đến gần. Cúng ông Công ông Táo đã trở thành tục lệ dân gian quen thuộc không thể từ bỏ của người dân Việt. Đây cũng được xem là một tục lệ tốt, thể hiện sự phong phú trong tín ngưỡng đồng thời thể hiện sự thành kính của con người với các vị thần linh. Cùng tìm hiểu cách bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp như thế nào nhé!

Đôi điều về ông Công ông Táo và ngày ông Táo trầu trời:

Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc ông Công ông Táo là ai? Tại sao phải cúng ông Công ông Táo vào mỗi dịp 23 tháng Chạp hàng năm? Câu trả lời đó là: theo quan niệm, ông Công ông Táo chính là người coi giữa, săn sóc bếp lửa trong gia đình quanh năm. Cái bếp được đủ lửa, ấm cúng thì gia đình mới hòa hợp và êm ấm. Chính vì vậy, ông Công ông Táo có vai trò rất quan trọng. Theo truyền thuyết, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên trầu trời, bẩm báp với Ngọc hoàng về mọi sự trong gia đình trong năm cũ cũng như bày tỏ mong muốn vạn sự an lành, êm ấm no đủ cho gia đình. Chính vì vậy, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân cả nước lại kính cẩn làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo và tục thả cá Chép để đưa ông Táo lên trầu trời, mang theo mong muốn, hi vọng của mình cho Táo quân thay mặt bẩm báo và cầu xin Ngọc hoàng.

Cách bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp:

Việc bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được các bậc cha mẹ thực hiện và chỉ dạy cho con cháu và được truyền từ đời này sang đời khác. Trên mâm cỗ cúng gồm các lễ vật và thức ăn thờ cúng.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường gồm 3 chiếc mũ, trong đó có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ đàn ông để dành cho các Táo quân có 2 cánh chuồn. Còn mũ cho đàn bà được trang trí với các gương nhỏ tròn lóng lánh và kim tuyến sặc sỡ. Cũng có nơi họ giản tiện lễ vật này bằng cách sắm 1 mũ ông Công cánh chuồn, một vài bộ quần áo và một đôi hia bằng giấy.
Tùy thuộc vào gia cảnh mà mâm cỗ thức ăn cúng ông Công ông Táo sẽ khác nhau. Theo mâm cỗ truyền thống thì không thể thiếu các món như: 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh thịt mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả cau lá trầu, 1 lọ hoa đào, 1 lọ hoa cúc, 1 quả bưởi và 1 tập giấy tiền, vàng mã. Ngoài ra, có nhà sẽ có thêm lễ mặn với xôi gà, chân giò…
Đặc biệt, dù mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có giản dị hay thịnh soạn đến đâu cũng không thể thiếu món cá chép hoặc sống hoặc rán. Bởi cá chép chính là phương tiện cho ông Táo cưỡi lên trầu trời.

Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo:

Ngoài việc sắm sửa lễ vật đầy đủ để cúng ông Công ông Táo, bạn còn cần chú ý một số điều sau:
Lễ cúng ông Công ông Táo phải tiến hành trước giờ Hoàng đạo, nghĩa là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi 12h chính là giờ các Táo quân cưỡi cá chép lên trầu Ngọc hoàng. Có những nơi họ có thể cúng ông Công ông Táo từ trước đấy rất lâu hoặc cúng từ ngày 22 tháng Chạp với mong muốn ông Táo ở lại trong nhà với con cháu lâu hơn.
Đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng ông Công ông Táo bởi nó được xem là linh vật. Sau khi làm lễ, bạn đem cá chép ra khu vực có nước như sông, suối, ao…để phóng sinh, đưa ông Táo lên gặp Ngọc hoàng. Bạn cũng cần chú ý không thả cá ở những nơi tù túng, nước bẩn hoặc ô nhiễm…
Sau khi thả cá, bạn hóa tiền giấy, vàng hương để người âm có thể nhận được những gì bạn gửi gắm cho họ.
Cúng ông Công ông Táo không chỉ còn là phong tục tập quán lâu đời, thể hiện đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người Việt mà còn là cách giúp con người có thêm niềm tin, hi vọng để mong muốn một cuộc sống êm ấm, thành đạt hơn!
Các bài viết liên quan khác:


Bài cùng chủ đề: :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét